728x90 AdSpace

­
Latest News
Được tạo bởi Blogger.
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Chia sẻ kinh nghiệm khi đi mua điện thoại di động



Trong thời đại hiện nay, điện thoại di động đã trở nên quá quen thuộc, phổ biến và là một thiết bị công nghệ không thể thiếu với tất cả mọi người. Giá cả, kiểu dáng, chức năng, tính hiện đại,… của điện thoại di động đa dạng và phong phú, thể hiện ở mức giá từ vài trăm ngàn đến vài trăm triệu đồng; nhỏ gọn trong lòng bàn tay đến những chiếc điện thoại cảm ứng có màn hình lớn; chức năng nghe, gọi cơ bản hay smartphone kết nối cao cấp,… 


Với nhu cầu sử dụng của mình, mỗi người có sự lựa chọn riêng để mua một chiếc điện thoại di động phù hợp. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khi mua điện thoại di động cơ bản giúp bạn mua được một sản phẩm chất lượng nhất với số tiền mình sắp bỏ ra.



Kinh nghiệm khi mua điện thoại di động

Kiểu dáng, kích thước và trọng lượng


Điện thoại di động có các thiết kế cơ bản: nắp gập, nắp trượt, dạng thanh sử dụng nút bấm và dạng thanh cảm ứng.

Các kiểu dáng nắp gập và nắp trượt không còn phổ biến hiện nay nhưng nó vẫn đặc biệt phù hợp với một số đối tượng khách hàng. Cụ thể, với những người lớn tuổi hoặc không thường xuyên sử dụng thiết bị số, chỉ có nhu cầu nghe, gọi cơ bản thì chỉ cần một thao tác mở nắp hay trượt điện thoại là đã có thể nghe cuộc gọi đến, không cần sử dụng nút hay phím bấm. Khi không sử dụng nữa, bạn chỉ cần đóng gập nắp hoặc trượt về trạng thái đầu của điện thoại là bàn phím đã được khóa, không cần đến tổ hợp phím khóa như điện thoại dạng thanh.


Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến việc có cảm thấy thoải mái khi áp điện thoại vào tai hay không, có thể nghe rõ mà không cần thường xuyên điều chỉnh không hay có thể sử dụng bằng một tay hay không,…? Những mẫu điện thoại thiết kế quá mỏng có thể sẽ không thuận tiện lắm khi cả hai tay đều bận, bạn cũng khó áp máy sát tai khi kẹp nó vào vai.

Dung lượng pin

Hầu hết các mẫu điện thoại di động mới cho thời gian đàm thoại ít nhất 3 giờ và thời gian chờ 6 ngày. Một số loại điện thoại phổ thông, phục vụ chủ yếu chức năng nghe, gọi cho phép thời gian chờ lên tới 14 ngày.

Khi mua máy, bạn cần biết rõ về loại pin được sử dụng trong điện thoại và công suất của pin (mAh). Công suất pin càng lớn thì thời gian sử dụng điện thoại càng lâu. Các điện thoại thông minh cảm ứng khá ngốn pin, vì thế, người sử dụng nên chọn máy có dung lượng pin trên 1500 mAh.

Bên cạnh đó, độ bền của pin còn tùy thuộc vào cách bạn sử dụng máy. Khi mua điện thoại di động, bạn nên mua thêm pin dung lượng cao hơn và adapter sạc nhanh.


Màn hình điện thoại

Nếu bạn thường xuyên gửi và nhận tin nhắn, lướt Web, hay sử dụng lịch công tác trong điện thoại, màn hình lớn sẽ là ưu tiên hàng đầu. Màn hình 6 dòng là đủ dùng cho hầu hết người dùng; loại ít dòng hơn sẽ làm bạn đau mắt và ngón tay cái vì phải cuốn lên, cuốn xuống. Một số loại điện thoại cho phép bạn điều chỉnh số dòng nhưng màn hình càng chứa được nhiều dòng thì font chữ sẽ càng nhỏ. Nếu thường xuyên truy cập mạng, bạn nên chọn mua một chiếc điện thoại kết hợp PDA vì nó đi kèm bàn phím – điều cần thiết cơ bản nhất cho lướt Web, email, nhắn tin.

Ngoài ra, độ tương phản màn hình cũng như công suất đèn chiếu sau cũng là những thông số bạn cần quan tâm. Các loại điện thoại di động khác nhau cho chất lượng hình ảnh khác nhau rõ rệt. Nếu máy của bạn cho phép điều chỉnh các thiết lập, bạn có thể làm văn bản và đồ họa trở nên dễ nhìn hơn, kể cả tại những nơi nhiều ánh sáng. Một số loại smartphone cao cấp có màn hình với hệ màu mở rộng, giúp người dùng dễ đọc hơn nhưng bù lại, pin sẽ mau hết hơn.



Kiểm tra loa, tai nghe, máy ảnh

Để kiểm tra loa của máy, bạn hãy điều chỉnh âm lượng của máy ở mức cao nhất và cho phát một vài bài hát. Một chiếc loa tốt sẽ không có tạp âm và không bị vỡ tiếng khi phát nhạc ở công suất tối đa, âm thanh cũng rõ và trong trẻo.
Đối với tai nghe, bạn cũng cần để ý đến chuẩn jack cắm của điện thoại. Thông thường, chuẩn cắm 3.5 mm khá thông dụng và cho chất lượng âm thanh tốt hơn. Với các điện thoại sử dụng chuẩn jack cắm này, bạn cũng dễ dàng thay thế tai nghe hơn nếu các thiết bị này bị hư hỏng.

Về camera, các điện thoại cao cấp thường có bộ cảm biến ảnh chất lượng cao, ống kính lấy nét tự động và đèn flash tăng cường ánh sáng, thông số và độ phân giải thật được ghi rõ trên ống kính và tính bằng megapixel. Để thử khả năng chụp hình của máy, bạn cần chỉnh độ phân giải của bộ cảm biến ảnh và kích thước ảnh lên mức tối đa. Sau đó, chụp ảnh trong điều kiện bình thường rồi chụp trong phòng tối để so sánh chất lượng ảnh chụp.


Ngoài ra, để thử ống kính máy ảnh, người dùng cũng cần ấn Zoom xem ống kính có hoạt động trơn chu không. Nếu kêu cạch cạch hay vận hành không đều thì có thể ống kính đã bị lỗi.

Bạn cũng cần lưu ý xem màn hình có bị chết điểm ảnh nào không bằng cách bịt tay vào ống kính rồi bấm chụp. Nếu xuất hiện một tấm ảnh có màu đen tối thì ống kính của máy hoạt động bình thường.

Tính năng 3G của điện thoại thông minh

Tính năng 3G là vô cùng cần thiết để chiếc smartphone của bạn truy cập được internet ở mọi lúc, mọi nơi khi không có wifi. Bên cạnh tốc độ đường truyền 3G của mỗi nhà mạng, tốc độ truyền dữ liệu của điện thoại cũng quyết định nhiều đến chất lượng và sự trải nghiệm các dịch vụ 3G. Các chuyên gia khuyến cáo: người dùng không nên mua những điện thoại có tốc độ truyền dữ liệu tốc độ thấp như 384 Kbps, những mẫu máy này sẽ không hỗ trợ chức năng video call. Vì thế, nếu có ý định sử dụng được 3G, khách hàng nên chọn những mẫu smartphone hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu 3,6 Mbps đến 7,2 Mbps.

Kết luận 

Trên đây là những kinh nghiệm cần có khi mua điện thoại di động dù là mới hay cũ . Hi vọng với những kinh nghiệp nêu trên sẽ giúp các bạn chọn lượng được một chú dế yêu ưng ý .

Chúc các bạn thành công !

Nguồn : Internet
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Chia sẻ kinh nghiệm khi đi mua điện thoại di động Rating: 5 Reviewed By: Unknown